Khi dòng SUV có động cơ mạnh mẽ và khả năng vượt địa hình tốt nhưng lại có kích cỡ lớn là nhược điểm, còn các mẫu xe thông thường lại quá "yếu" để đáp ứng nhu cầu sức kéo và chịu tải tốt, bạn hãy cân nhắc đến dòng xe Pickup. Vậy xe Pickup là gì? Ưu nhược điểm của dòng xe này ra sao? Hãy cùng khám phá thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa xe Pickup là gì?
Xe Pickup, còn được gọi là Pickup truck hay Minitruck, là dòng xe bán tải, xe tải nhỏ. Đây là dòng xe đặc biệt với cấu trúc kết hợp giữa xe tải và SUV. Xe thường có cabin kín, có thể chở người với 2 – 6 chỗ ngồi và luôn đi kèm một thùng chứa đồ phía sau. Thùng này có thể chở người, hàng hóa, xe cộ hay hành lý tùy theo nhu cầu của người dùng.
Về cơ bản, xe Pickup sử dụng kết cấu khung gầm giống với dòng SUV cỡ lớn, sở hữu khối động cơ mạnh mẽ, cung cấp sức kéo và khả năng chịu tải tốt, vượt địa hình tốt, độ bền cao hơn các dòng xe đa dụng thông thường. Đồng thời, xe Pickup nhỏ gọn hơn SUV cỡ lớn, đi kèm đầy đủ tiện nghi nội ngoại thất để sử dụng cho nhiều mục đích.
Xe Pickup xuất hiện lần đầu vào những năm 1930 tại Châu Âu, ban đầu được dùng như công cụ làm việc và chở hàng hóa. Đến những năm 1970 và 1980, dòng xe này được thiết kế lớn hơn với mục đích đa dạng hơn. Một cột mốc quan trọng là khi hãng Ford ra mắt mẫu xe Ford F150, được ưa chuộng trên toàn thế giới nhờ sự mạnh mẽ, bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu.
Xe Pickup ban đầu chỉ là xe chở hàng nhỏ gọn hơn xe tải thông thường. Qua nhiều thập kỷ, thiết kế và cấu trúc của xe ngày càng được cải tiến để đáp ứng mọi nhu cầu người dùng như: khoang ngồi rộng hơn, thùng xe nâng cấp để chở hàng, nội thất tiện nghi và đẳng cấp hơn. Các mẫu xe bán tải này cũng có nhiều biến thể khác nhau, phục vụ cho cả cứu hỏa, quân đội và các nhu cầu khác ngoài chở người và hàng hóa.
Ưu nhược điểm của xe Pickup
Xe Pickup có phần thân chia thành hai khoang riêng biệt: khoang ngồi và khoang chở hàng. Xe có diện tích chở hàng rộng lớn, động cơ mạnh mẽ, khung gầm cao tương tự các mẫu SUV. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của dòng xe này:
Ưu điểm của xe Pickup
- Xe Pickup ra mắt là xe bán tải và đến nay vẫn rất được ưa chuộng, đặc biệt ở Châu Âu, nhờ thiết kế đa dụng 2 trong 1: chở người và chở hàng hóa.
- Phù hợp với những người kinh doanh độc lập, có trang trại, xưởng chế biến, hay gia đình thường xuyên phải chở hàng hóa lớn.
- Giúp tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí thuê dịch vụ vận tải.
- Giá cả hợp lý, so với SUV có lợi thế hơn.
- Công suất, khả năng di chuyển vượt địa hình không thua kém gì xe SUV, thậm chí chở người và hàng hóa còn ưu thế hơn.
- Gầm cao, khỏe khoắn, khả năng leo đèo dốc và vượt địa hình tốt.
- Khả năng vận hành bền bỉ và giá tốt hơn SUV.
Nhược điểm của xe Pickup
- Đa số sử dụng động cơ Diesel, có thể có mùi dầu không dễ chịu trong khoang lái.
- Chỉ sở hữu cabin kép (2 hàng ghế), chở được 2 – 5 người với hàng ghế sau khá hẹp và không thể ngả.
- Không phù hợp để vận chuyển hành khách quãng đường dài, ngồi lâu dễ mệt mỏi.
- Kích thước to, khá cồng kềnh, khó khăn khi di chuyển trong nội thành.
- Khả năng giảm xóc không tốt so với SUV, đi đường dốc, gồ ghề không êm ái.
Các mẫu xe Pickup được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
Xe Pickup được chia thành hai phân khúc: cỡ lớn và cỡ nhỏ. Tại thị trường Việt Nam, các mẫu xe cỡ nhỏ (Compact Pickup) được ưa chuộng hơn cả. Dưới đây là một số mẫu xe Pickup phổ biến:
Ford Ranger
- Xe bán tải nhập khẩu từ Mỹ, rất được yêu thích tại Việt Nam.
- Thiết kế ấn tượng, mạnh mẽ, nam tính với nội ngoại thất sang trọng.
- Động cơ Diesel 5 xi-lanh 3.2L mạnh mẽ, 200 mã lực.
- Khoang chở hàng lớn 1.21m³, nhiều tính năng tiện ích, an toàn và hệ thống giải trí đa dạng.
Chevrolet Colorado
- Thiết kế hiện đại, mạnh mẽ, hầm hố.
- Động cơ Turbo diesel Duramax 2.8L, 4 xy lanh, 197 mã lực.
- Nội thất thoải mái, cao cấp, có thể tùy chỉnh để tiện lợi hơn.
Mazda BT-50
- Ngoại hình năng động, khỏe khoắn, mềm mại.
- Động cơ Turbo Diesel I5 Mz-CD 3.2L, công suất 197 mã lực, bền bỉ, giá thành phù hợp.
Mitsubishi Triton
- Ngoại hình khỏe khoắn, nam tính nhưng vẫn có đường nét mềm mại.
- Khoang hành khách và thùng hàng rộng rãi.
- Động cơ 2.4L MIVEC, DI-D Hi-Power, 181 mã lực, nội thất hiện đại, tiện nghi.
Toyota Hilux
- Ngoại hình sang trọng, đẳng cấp, ít hầm hố hơn.
- Động cơ dầu Diesel 2.4L hoặc 2.8L, 4 xy lanh, công suất tối đa từ 147 – 174 mã lực.
- Nội thất cao cấp, đáp ứng nhu cầu cho các chuyến đi dài của hành khách.